Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Lá thư PXS/Boston...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thơ Văn Phan Xuân Sinh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: CN Tháng 5 02, 2010 7:07 pm    Tiêu đề: Lá thư PXS/Boston... Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

NNH xin giới thiệu "Lá thư của sư huynh PXS viết từ Boston"
__________________________________________


Lá Thư Boston
Phan Xuân Sinh

Thưa Bạn,

Từ California tôi di chuyển đến Boston cách đây 7 năm, đây là một thành phố cổ, một nơi mà dân bản xứ ở đây tự hào là "spirit of America". Niềm tự hào của họ quả thật cũng có lý do của nó, nầy nhé..tiểu bang nhỏ xíu nầy có hơn một trăm viện đại học, cái nôi đã đào tạo biết bao kẻ lừng danh của Hoa Kỳ và thế giới trong nhiều lãnh vực về kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học v.v...những đại học hàng đầu không những của Hoa Kỳ mà còn của thế giới: Harvard, MIT, Tuff v.v... là niềm ao ước của hàng triệu sinh viên trên thế giới được đặt chân đến các nơi nầỵ Tôi ở vùng ngoại ô của Boston, những ngày mới tới tôi thường lái xe vào những giờ nghỉ việc, chạy vòng quanh các con đường ven biển hay những con đường nhỏ quanh các bờ hồ. Cảnh trí tại vùng nầy thật đẹp, nhất là vào mùa thụ Ai đến đây vào mùa thu cũng đều sững sờ với màu sắc của không gian, của thời gian, như quyện lại tạo thành một bức tranh hài hòa đẹp mắt. Hằng năm trời vào thu, Boston tiếp nhận hai triệu du khách từ các nơi kéo về để đi xem lá vàng. Nội cái vụ lá vàng thôi cũng đủ cho thấy người Mỹ họ chịu tốn kém cho cái việc thưởng ngoạn khơi khơi như vậy, chỉ có vài tiếng đồng hồ đứng trên đồi hay thung lũng để nhìn lá vàng trong rừng cây, mà họ phải đặt trước khách sạn, máy bay cả mấy tháng trước. Và trong số hai triệu người đó cũng có nhiều thi sĩ, văn sĩ đã viết để ca ngợi mùa thu của Boston, giống như thi sĩ Lưu Trọng Lư của chúng ta vậy mà.

Phố xá của Boston ra sao? Mở đầu của lá thư nầy tôi đã cho bạn biết đây là thành phố cổ của Mỹ. Người Mỹ họ dẫn đầu về kỹ thuật xây cất, họ không ngần ngại phá hủy tất cả những cái gì cũ kỷ, để xây dựng lại những công trình mới hơn, lớn hơn, cao hơn. Thế nhưng tại Boston công trình xây dựng mới cũng nhiều và cũ cũng không phải ít. Có những khu phố xây dựng cách đây vài trăm năm được giữ nguyên vẹn, chính phủ đứng ra bảo trì để giữ lại bộ mặt không thay đổị Thỉnh thoảng đi trên đường phố nầy, chúng ta bắt gặp những đoàn quay phim dựng những cuốn phim vài trăm năm trước với cách phục sức, xe ngựa và phố xá cho đúng với thời đó. Thành phố nằm trên bờ biển từ xa nhìn vào thật thơ mộng, có những khu nổi tiếng cho du khách đến thăm viếng, đường phố về đêm rất nhộn nhịp. Mùa hè vào buổi tối cuối tuần trong khu Cambridge, chúng ta sẽ nhìn thấy đủ mọi sắc dân trên thế giới lang thang trên đường phố. Họ làm gì ở đó mà nhiều thế? Đó là những sinh viên theo học tại hai trường Harvard và M.ỊT. Trong khu Harvard square, chúng ta còn được thấy từng nhóm du khách đứng thưởng thức các tiết mục như xiếc, múa rối, nhạc dân ca, nhào lộn v.v...của những sinh viên tứ xứ, họ biểu diễn kiếm thêm một ít tiền của khách qua đường, để tiêu lặt vặt trong những ngày trọ học. Các quán cà phê, các quán ăn hai bên đường đông nghẹt để phục vụ cho du khách và sinh viên. Uống cà phê trong khu vực nầy chúng ta có cảm tưởng như đang ngồi các quán Mai Hương, Thanh Bạch trên đường Lê Lợi của Sài Gòn ngày trước. Và cũng đừng ngạc nhiên thấy các "ngài sinh viên" mang vóc dáng của các hiền triết thời Hy Lạp cổ xưa, từ áo quần, dày dép, râu tóc giống hệt như chúa Jésus. Nếu bạn có con em theo học tại Harvard, thì thế nào con của bạn sẽ có bạn bè sau nầy biết đâu sẽ là lãnh tụ quốc gia của họ.

Một ông luật sư kể cho tôi nghe về một chuyện mà ông đã gặp phảị Văn phòng của ông cách đây 5 năm có tiếp một sinh viên theo học luật tại Harvard, người nầy xin ông được giúp việc tại văn phòng sau giờ học và nhờ ông chỉ thêm về nghề nghiệp. Sinh viên nầy làm tại văn phòng ông chừng vài tháng thì mãn khóa học tại Harvard và về nước. Bốn năm sau, người nầy từ Nga gọi điện thoại mời ông thăm viếng Nga, nếu ông đồng ý thì họ mua vé gửi qua Mỹ cho ông. Ông định ngày và lấy một tuần vacation để đi Nga theo lời mờị Vì nghỉ vacation nên ông ăn mặc xuề xòa khi lên máy bay, không ngờ đến phi trường Nga, ông được một phái đoàn Bộ Tư Pháp Nga ra đón. Ông rất ngạc nhiên và hổ thẹn vì cách ăn mặc của mình, và ông không ngờ người sinh viên luật giúp việc trong văn phòng của ông mấy năm trước, bây giờ là một ông lớn trong Bộ Tư Pháp của Nga. Anh ta là Phụ tá Bộ Trưởng Tư Pháp, có hy vọng sẽ thay Bộ Trưởng. Những ngày ở Nga ông được tiếp đãi như một vị khách quý của Quốc gia đó. Cho nên ông nói với tôi hãy coi chừng mấy người xuất thân từ Harvard.

Đây là vùng New England gồm có 5 tiểu bang: Connecticut, Rhode Island, Massachusetts, New Hampshire và Mainẹ Năm tiểu bang nầy trong số 13 tiểu bang đầu tiên thành lập Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Có lẽ ngày xưa quân Anh đổ bộ và chiếm lĩnh đất nầy trước, nên các địa danh ở đây được mang tên của cố quốc như Cambridge, Greenwich, New Heaven v.v. và cũng còn các dòng họ lớn, trong đó dòng họ Kennedy là một trong số đó. Ở giữa một xã hội văn minh tân tiến như thế nầy lại có một giống dân Armish ở trong vùng Plymouth cách Boston chừng 30 dặm. Giống dân nầy không chấp nhận các tiện nghi của văn minh mang lạị Cái gì của Chúa ban cho thì phải giữ lấy, họ đi xe ngựa, đi cày bằng ngựa, uống nước giếng, thắp đèn dầu, nấu ăn bằng củi, không dùng tivi, radio và cách ăn mặc giống như hai thế kỷ trước. Ngoài chuyện cày bừa trồng trọt, họ sống bằng nghề thủ công, đan dệt các loại vải và các đồ dùng bằng tay để bán ra bên ngoài để làm vật kỷ niệm. Ở đây có trường U-Mass (University of Massachusetts) trong thập niên 60 là trung tâm phản chiến của giới sinh viên Hoa Kỳ. Sau cuộc chiến Việt Nam, Trung Tâm William Joiner thuộc đại học nầy, mỗi năm có tổ chức cuộc Hội Luận Nghiên Cứu về Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh, họ mời nhà văn các nước có chiến tranh trước đây, trong đó có Việt Nam. Cho nên đến mùa hè mỗi năm các nhà văn trong nước được họ mời tới đọc tham luận về hậu quả chiến tranh. Sau nầy có sự đòi hỏi của Cộng Đồng Việt Nam tại Mass, trung tâm nầy có mời các nhà văn Việt Nam hải ngoại tham dự, nhưng sau 2 năm người Việt tại Mass nhận thấy rằng trong cuộc chơi nầy không có sự công bình, nên từ chối không tham giạ Gần đây cũng chính trung tâm nầy có sự tài trợ của Rockefeller foundation để nghiên cứu " Sự Biến Thái văn hóa của người Việt tỵ nạn" hay nói một cách văn chương hơn là " Diễn Trình Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương của Người Việt ở Nước Ngoài", mở đầu họ lại mời hai học giả trong nước, cho nên đã gây nên sự chống đối của Cộng Đồng Người Việt, đã làm bùng nổ lên phong trào đấu tranh của người Việt với Đại Học U-Mass mấy tháng naỵ Đúng hay sai, công bình hay không của Trung Tâm nầy trong hai chương trình liên quan tới Việt Nam. Chỉ có Trung tâm mới biết thực chất của nó, tôi chỉ ghi nhận sự việc thực tế đã xẩy ra, còn việc nhận định và phê phán phải để cho quần chúng định đoạt.

Thưa bạn,

Tôi đã giới thiệu về một vài nét sinh hoạt văn hóa Boston của người Mỹ. Bây giờ tôi xin giới thiệu với các bạn các sinh hoạt văn hóa của người Việt chúng tạ Người Việt tại đây theo sự phỏng đoán của một số anh chị văn nghệ đang sinh sống trong vùng là 65.000, người tập trung phần đông tại vài thành phố Dorchester, Worcester, Lowell và Lynn. Một Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam sẽ được xây dựng vào tháng 4 năm 2001 với chi phí hơn hai triệu dollars, do một nhóm trí thức trẻ, các thân hào nhân sĩ người Việt đứng ra vận động xây dựng. Số tiền họ đang có trong tay cho đến bây giờ là gần một triệu rưởi dollars. Nếu Trung Tâm nầy được hình thành thì có lẽ đây là Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ, từ cấu trúc bên ngoài cho tới phòng ốc mang nét Đông Phương. Một Ủy Ban Văn Hóa Việt Nam đang dò dẫm để hình thành, nhiệm vụ là duy trì, phổ biến văn hóa Việt Nam cho người Việt lẫn người Mỹ. Họ đang tìm kiếm và lưu giữ những gì của Việt Nam để làm tài liệu, khi ai cần thì họ có thể cung cấp ngaỵ Chúng ta phải kính phục những con người âm thầm hoạt động trong lĩnh vực nầy, không biết thành công hay không nhưng nhìn thấy sự nỗ lực của họ đủ biết họ là những con người có lòng với quê hương. Họ sợ sau nầy những tài liệu về Việt Nam nằm rải rác sẽ bị thất lạc nên họ tìm cách gom góp lại cho có hệ thống đến khi hữu sự sẽ có ngaỵ Cho đến bây giờ trong Cộng Đồng Người Việt ở đây vẫn chưa có sự chia rẽ, đó là việc đáng lưu ý và tự hào của vùng nầy.

Trong các sinh hoạt của người Việt tại Boston, thì giới văn nghệ cầm bút khởi sắc hơn cả. Anh em lui tới với nhau bằng những thân tình. Người mở đầu cho những sinh hoạt văn nghệ tại Boston nầy, có lẽ phải nói tới nhà thơ Trần Trung Đạo, người bạn tuổi trẻ của tôị Đừng nói chi tới văn nghệ mà trên các lãnh vực khác không có Trần Trung Đạo thì cũng khó được thành công. Nói vậy để các bạn biết rằng Trần Trung Đạo là người hoạt động tích cực nhất về các phương diện. Mọi người thương Trần Trung Đạo vì tính tình hiền hòa và xã giao rất rộng rãi của anh. Nhà của Trần Trung Đạo cách đây 5 năm là trung tâm gặp gỡ của anh em văn nghệ trong vùng hoặc từ xa tớị Dù bây giờ có người không thích Trần Trung Đạo, cũng phải công nhận rằng mở đầu không khí văn nghệ tại đây Trần Trung Đạo là người có công nhất. Tôi còn nhớ khoảng năm 1994 tại Boston có tổ chức đêm thơ nhạc Quê Hương. Số lượng người tham dự rất đông đảo và khán thính giả ngồi lắng nghe một cách lý thú. Chính vì sinh hoạt nầy đã làm cho tôi bừng tĩnh. Ao ước của tôi là làm thế nào để vực dậy không khí văn nghệ tưởng chừng như chìm nghĩm. Một vài người thì quá đơn điệu khó thành công, nhưng anh em văn nghệ cùng đồng lòng thì dễ dàng tổ chức các cuộc sinh hoạt rộng lớn, qui mô hơn. Những lần đầu tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các anh em trong vùng để ngồi lại với nhau tại nhà Trần Trung Đạo, dĩ nhiên chỉ có chiếu rượu là hợp lý hơn cả. Lúc đầu năm ba người, dần dần con số gặp gỡ đông hơn vài chục người cầm bút. Chánh, tà, hắc, bạch đều có cả. Chúng tôi bắt đầu đi vào các tổ chức từ xã hội cho đến văn nghệ, từ cứu trợ thiên tai bên quê nhà đến các lời kêu gọi cho các quỹ từ thiện. Sự góp mặt của anh chị văn nghệ vào bất cứ việc làm thiện nguyện nào cũng đều thành công.

Trong các đêm sinh hoạt văn nghệ chúng tôi chủ trương là giúp đỡ các tác giả có điều kiện gần gũi với quần chúng. Mỗi lần tổ chức chúng tôi lại rút ra được một kinh nghiệm để bổ khuyết cho lần saụ Từ năm 1995 cho tới nay chúng tôi đã tổ chức mỗi năm một vài buổi ra mắt sách, dần dần rồi chúng tôi cảm thấy số người tham dự càng ít đị Bởi lẽ họ đến nghe nói về tác giả, tác phẩm với những lời khen, lời ca tụng, quá nặng phần trình diễn. Lần nào cũng vậy nên họ đâm ra chán nản. Biết vậy, anh em bàn nhau nên tổ chức thế nào để tạo ra cái không khí gần gũi, thân tình. Người khách mời đến có dịp được nâng ly chúc mừng tác giả và họ cảm thấy như một gia đình với nhaụ Tùy theo hoàn cảnh và cũng tùy theo nơi tổ chức. Những lần tổ chức như vậy quả thật có tốn kém, nhưng mỗi gia đình của anh chị văn nghệ làm một món để đãi khách, nên sự tốn kém chia đều cho mỗi người cũng chẳng là baọ Cái quan trọng đáng nói là anh chị văn nghệ ở đây rất có tinh thần, rất sốt sắng trong mọi công việc tùy theo khả năng và vui vẻ giúp đỡ nhau, nên không khí ở đây rất ấm cúng. Ngoài ra thỉnh thoảng anh em còn tổ chức gặp gỡ trong các dịp Thanksgiving, tất niên, để ngồi lại uống với nhau ly rượụ Trong các sinh hoạt nầy hai vợ chồng cùng đến và nhất là các chị có điều kiện ngồi với nhau tâm sự.

Trong đầu tháng 7-2000, khi tôi ra mắt tập thơ, số lượng anh chị văn nghệ các tiểu bang khác về thật đông. Tháng 11 vừa rồi chúng tôi lại tổ chức ra mắt tập bút ký của Nhà văn Lương Thư Trung. Có lẽ đây là đêm gặt hái được nhiều kết quả nhất từ trước tới naỵ Số lượng người tham dự hạn chế bởi nơi tổ chức quá chật hẹp, chừng một trăm khách được mời chen chúc nhau trong một căn phòng ấm cúng. Cái đánh giá của chúng tôi là chất lượng tổ chức, quan tâm của khách, và dư âm để lạị Ba vấn đề đó được xem như đạt yêu cầu và là một phần thưởng khích lệ cho anh chị em văn nghệ chúng tôi trong vùng, còn có sự tham dự rất đông của các em sinh viên, những người mà chúng tôi mong muốn nhất. Cuộc ra mắt sách lần nầy, khách ngồi lại cùng tác giả hơn 6 giờ liền và khi ra về vẫn còn luyến tiếc. Đó là cái không khí đáng nói của Boston, khán giả ngồi yên lặng lắng nghe diễn giả trình bày, hoặc trình diễn văn nghệ. Các anh Du Tử Lê, Nguyễn Xuân Hoàng, đã có dịp về đây vài lần, và mỗi lần về đây các anh cũng đều ngạc nhiên nơi nầy có một không khí rất đặc biệt mà khó tìm thấy nơi khác. Thỉnh thoảng có các cuộc thăm viếng của anh chị văn nghệ từ các tiểu bang khác tới, anh em ở đây thông báo cho nhau và cùng tiếp đón một cách ân cần.

Thưa bạn,

Khi tôi viết thư nầy là ngoài trời Boston vào khoảng 10 độ F, dĩ nhiên các buổi sinh hoạt văn nghệ đều phải chấm dứt với cái lạnh như thế nầỵ Tuyết bắt đầu đổ vào đầu tháng giêng. Tuy thế không phải là mọi người phải trùm chăn kín trốn cái lạnh, ngược lại shopping lại đông người thêm, các hàng quán nhộn nhịp hẳn rạ Người ta không có thể dạo phố ngoài trời, thì người ta phải tìm nơi nào đó để có sự ấm áp, không lẽ sau giờ làm việc, ăn xong lại nằm. Đây là mùa Giáng Sinh, đường phố Boston rực rỡ đèn màu và chứng kiến cảnh sinh hoạt trong đêm lạnh lẽo của Boston, chúng ta vẫn thấy được vài nét văn hóa đặc thù của nó. Cái mà dân ở đây vẫn thường tự hào là "cái nôi văn hóa của Hiệp Chủng Quốc". Còn người Việt của mình thì saỏ Có lẽ cũng ảnh hưởng phần nào của vùng đất nầy, nên người Việt của chúng ta chắc cũng dễ thương hơn và cũng chưa có sự rạn nứt trầm trọng như các vùng khác mà tôi đã có dịp đặt chân tớị Tôi mong rằng bạn cũng nên đến Boston một lần cho biết.

Chúc bạn một mùa Giáng Sinh vui vẻ và một năm mới an lành.


Boston, ngày 10 tháng 12 năm 2000
Phan Xuân Sinh


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thơ Văn Phan Xuân Sinh Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI