Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Phương pháp viết một bài văn...

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Biên Khảo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Hai 11 08, 2010 11:02 pm    Tiêu đề: Phương pháp viết một bài văn... Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin giới thiệu cùng quý độc giả một phương pháp để viết một bài luận văn, luận đề, hoặc một bài viết.... để đăng đàn lên cac loại báo chí

NNH.....
____________________________________

Những kỹ năng viết cơ bản

Một bài viết thành công là một bài viết
• Giới hạn cho nhóm người đọc xác định
• Có nội dung sắp xếp hợp lý
• Cách trình bày sáng sủa và thuyết phục

Quá trình viết một bài viết được chia làm 4 bước:
1. Chuẩn bịMadác định đề tài, tính xem là bạn sẽ nhắm vào người đọc như thế nào, tìm kiếm tài liệu, thông tin
2. Viết nháp: phát triển các ý, chủ điểm xuyên suốt bài, văn phong…
3. Xem lại một lượt: xem qua chủ điểm
4. Đọc soát:tập trung vào những lỗi không thuộc về nội dung như chính tả, ngữ, ngắt đoạn…

Chuẩn bị (1):
Tất cả các dạng bài viết (viết luận, báo cáo thí nghiệm…)đều nên tuân theo quy trình sau::
Giới thiệu (mở bài)
• Xác định chủ đề
Nêu rõ luận điểm, hoặc mục đích bài viết trong 1 hoặc 2 câu văn.
• Xác định người đọc và các bạn sẽ viết để tiếp cận họ
Ai sẽ đọc bài này? Là thầy cô giáo chấm điểm hay sinh viên hướng dẫn? hay là chỉ là bạn cùng lớp? hay những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này?...
Tạo cho bài viết một văn phong có hiệu quả nhất để tiếp cận người đọc
Tìm giọng văn phù hợp nhất cho việc diễn đạt ý của bài viết đó.
• Phát triển các ý, liệt kê các tài liệu có thể dùng đến
Thành lập danh sách các ý, từ quan trọng- khoảng 50 từ- những từ, cụm từ là nền tảng giúp bạn nghiên cứu chủ điểm và bắt tay vào viết.
Lập danh sách từ các tài liệu và bài đánh giá về vấn đề bạn định viết.
Đặt ra các mốc thời gian để hoàn thành bài viết
Cân nhắc cả công đoạn biên tập, chỉnh sửa và thời gian phát sinh khác
• Thời gian lấy cảm hứng:
Không nên ngắt quãng bước này vì rất dễ mất mạch ý và cảm hứng
Giữ danh sách các cụm từ, ý, sự kiện… để sau này có thể dùng tới
• Tìm ý, thu thập thông tin, và ghi chép:
Tư liệu, bài phỏng vấn, bài đọc, thí nghiệm, thông số, trang web, báo cáo….
Những người có thể giúp đỡ: người hướng dẫn, trợ giảng, thủ thư tìm tài liệu, gia sư, chuyên gia hoặc người có nhiều kiến thức trong lĩnh vực này.
Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tài liệu bổ sung, trang web, nhật kí, các bản báo cáo.
• Sắp xếp
với sơ đồ định nghĩa, dàn ý, suy nghĩ…
Quyết định xem bạn sẽ lập bối cảnh cho câu chuyện, hoặc bài tranh luận ra sao….

Viết nháp (2):
Đoạn mở bài
• Giới thiệu chủ đề, xác định rõ người đọc (ghi nhớ: khán giả!)
• Thiết lập quan điểm hoặc ý kiến!
• Tập trung vào 3 ý chính
Lập mạch diễn đạt từ đoạn này sang đoạn khác
• Câu chủ đề của từng đoạn
xác định vị trí của ý đó trong tổng thể toàn bài
• Những câu chuyển, cụm, hoặc từ ngữ ở đầu hoặc cuối đoạn để nối các ý với nhau
(Xem thêm trang giới thiệu các từ hoặc cụm từ chuyển ý)
• Không nên để đoạn văn chỉ có 1 hoặc 2 câu
vì điều đó có thể tạo cảm giác bạn chưa đi sâu phân tích
• Liên tục chứng minh quan điểm của mình trong suốt cả bài
o Đừng xao nhãng hoặc viết lệch trọng tâm chủ điểm
o Đừng vội tóm tắt ở đoạn thân bài, tóm tắt là phần của đoạn kết bài!
• Thể của động từ phải ở thể chủ động
o “Ban lãnh đạo đã quyết định…" chứ không nên viết "Điều đó đã được quyết định bởi..."
o Hạn chế dùng động từ “thì, là, mà…” (“to be”) để giọng văn nghe rõ ràng và hiệu quả hơn.
o Hạn chết dùng động từ “to be” cũng giúp bạn hạn chế dùng thể bị động
• Sử dụng các đoạn trích dẫn, thông tin… để hỗ trợ việc trình bày các luận cứ, luận điểm.
o Giới thiệu rõ ràng, và giải thích các câu trích dẫn
o Không nên dùng quá nhiều trích dẫn dài vì có thể, đoạn trích dẫn dài có thể ngắt quãng mạch ý của bài viết

Kết luận
• Đọc lại đoạn mở bài, thân bài và bỏ ra một chỗ
• Tóm tắt, rồi kết luận quan điểm của bạn
• Nhắc qua ý của mở bài và thân bài
o Cân nhắc xem những đoạn ở cuối đã trình bày ngắn gọn các ý cần có chưa?
o Xem sự liên tiếp và quan trọng của các luận điểm
o Từ đó, kết luận một cách hợp lý và lôgíc
• Sửa/viết lại đoạn mở đầu
để hợp với đoạn thân bài và kết luận
Để bài viết như vậy khoảng 1 hoặc 2 ngày!
Xem lại một lượt (3)
Lưu thêm một bản, và chỉnh sửa bài viết với quan điểm khách quan
• Đọc to bài viết, và giả vờ như bạn đang đọc cho người nghe ngồi dưới.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên vì có thể bạn sẽ tìm thấy nhiều chỗ trong bài bạn muốn thay đổi!
• Nhờ ai đó đọc và xem qua bài viết
tốt nhất là người đó tương tự như đối tượng nghe bạn nhắm tới ban đầu, như vậy, bạn có thể kiểm tra xem là bạn đã đi đúng hướng cho đối tượng nghe và rà soát những lỗi trong bài mà bạn không để ý
• Chỉnh sửa, viết lại đoạn nào đó nếu cần thiết
Cũng nên đối chiếu với bản đầu tiên để xem các chỉnh sửa bạn vừa làm
• Nộp (post) bài viết

Đọc soát(4)
tìm lỗi chính tả hoặc ngữ pháp
Bạn nên vui vì đã hoàn thành được bài viết.
Điều cuối cùng này là vô cùng quan trọng đấy!
____________________________________

NNH kính chúc cho những "cây bút SaoMai" sẽ có được những bài văn hay cho mọi người cùng thưởng thức....


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Biên Khảo Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI