Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Sai lầm trong cách dùng người của các nhà lãnh

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Bình Luận
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
ThieuNu
HS SaoMai


Ngày tham gia: 02 4 2011
Số bài: 601

Bài gửiGửi: Tư 2 20, 2013 3:48 am    Tiêu đề: Sai lầm trong cách dùng người của các nhà lãnh Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Sai lầm trong cách dùng người của các nhà lãnh đạo

- Có những vị lãnh đạo luôn coi mình là “trung tâm vũ trụ”, luôn cho mình là nhất mà không quan tâm đến phản ứng hay cảm giác của nhân viên.

Lâu dần, các vị lãnh đạo này không những không lấy được tình cảm của nhân viên mà còn bị cấp dưới oán thán. Và chắc chắn một điều, những vị lãnh đạo như vậy đã không biết cách dùng người và sẽ thất bại.

Những sai lầm trong cách dùng người mà các lãnh đạo thường gặp:

1. Đánh giá nhân viên theo tiêu chuẩn riêng của mình

Mỗi người đều có quan điểm, tiêu chuẩn riêng của mình, điều mình cho là đúng chưa chắc đã là đúng với người khác, chỉ cần bản thân sự việc không có gì sai sót hay không quá to tát thì cũng nên bỏ qua. Thế nhưng, không ít lãnh đạo lại luôn coi ý kiến của mình là trên hết, đánh giá của mình là luôn đúng. Những vị lãnh đạo này không biết rằng, đánh giá không chính xác của họ sẽ khiến nhân viên mất tự tin.

Sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo khi dùng tiêu chuẩn của mình để đánh giá nhân viên là tùy tiện khen chê, bình phẩm sai đúng, kiểu như: “Anh A quá lỗ mãng, ông B quá luộm thuộm, anh C là nhân viên gương mẫu”… mà căn cứ của lời bình đó chỉ được ông quan sát qua 1, 2 lần ngẫu nhiên.

Chỉ một câu cũng có thể làm người ta có nhiều cảm giác khác nhau. Do đó, nhà lãnh đạo nên hiểu tính quan trọng của ngôn ngữ, không nên tùy tiện bình phẩm khiến nhân viên không còn cảm thấy tự tin vào việc mình làm nữa.

2. Tranh công với nhân viên

Một số lãnh đạo giỏi thường mắc chung nhược điểm là “mó tay” vào tất cả mọi việc, ngay từ việc nhỏ nhất. Họ thích làm “đầu tàu” nên yêu cầu công việc của họ đối với nhân viên cũng rất cao. Tuy nhiên lại không tin tưởng năng lực của nhân viên, giao việc cho nhân viên rồi mà bản thân vẫn miệt mài làm. Đồng thời, những vị lãnh đạo kiểu này lại luôn tìm cách thể hiện trước lãnh đạo cấp trên và dễ dàng nhận xằng công lao của nhân viên là công sức của mình.

Một người lãnh đạo thích tranh công với cấp dưới sẽ không thể thành công vì không nhận được sự đồng lòng và dốc sức của cấp dưới. Ngược lại, vị lãnh đạo biết cùng hưởng công lao với cấp dưới, đôi khi nhường cả công lao của mình cho cấp dưới sẽ sớm có được những nhân viên dốc hết tâm sức vì họ. Đây thực sự là thuật dùng người cao minh nhất.

3. Không biết vận dụng khả năng của cấp dưới

Không ít nhà lãnh đạo tỏ rõ thái độ coi thường cấp dưới, cho rằng cấp dưới không có kinh nghiệm, học thức và tầm nhìn bằng mình. Vậy nên, họ biến nhân viên của mình thành bù nhìn, răm rắp làm mọi thứ theo chỉ đạo và tư duy của họ. Lâu dần, nếu không trở thành đội ngũ nhân viên "ù lì" thì những nhân viên này cũng sớm tìm đường chuyển nơi làm việc khác. Đây quả là sai lầm trầm trọng trong cách lãnh đạo nhân viên.

Là người lãnh đạo công ty, phụ trách mọi mặt của công ty, chưa chắc vị lãnh đạo này đã nắm rõ chuyên môn hay nghiệp vụ tại một khâu nào đó bằng chính nhân viên của mình. Nếu luôn bỏ ngoài tai ý kiến của cấp dưới, bất kể đúng sai thế nào thì rất có thể, người lãnh đạo đã bỏ qua mất cơ hội phát triển của công ty hoặc cơ hội trưởng thành, đột phá của mình. Hơn nữa, trong khi đang do dự chưa biết nên quyết định ra sao thì ý kiến của nhân viên lúc này là rất đáng quý. Những người có thể điều khiển và khích lệ được trí tuệ của cấp dưới mới là những nhà lãnh đạo cao minh.

4. Không biết khích lệ, động viên cấp dưới

Ngày nay, khi cuộc sống vật chất và tinh thần đã đầy đủ, nhu cầu của cá nhân đã đa dạng và phức tạp hơn, người ta đi làm cũng muốn chọn những nơi có môi trường làm việc thích thú hơn. Nhân viên nào cũng muốn đã đi làm thì công sức của họ luôn được cấp trên công nhận và tán thưởng. Có những lãnh đạo luôn trù dập, nói xấu, phủ nhận công lao của nhân viên, khiến không ít người trong số họ có cảm giác chán nản và đang làm “việc công ích”. Thay vì khuyến khích nhân viên, cách lãnh đạo này sẽ khiến nhân viên có cảm giác xa rời công ty, không muốn gắn bó và chỉ làm cho xong việc.

Thay vào đó, là lãnh đạo, bạn nên vẽ ra cho nhân viên một “viễn cảnh chung” bao gồm hai vấn đề: Một là giá trị sự tồn tại của doanh nghiệp và hai là “viễn cảnh chung” của doanh nghiệp cho thấy sự tồn tại của nhân viên gắn liền với giá trị của doanh nghiệp. Không ít lãnh đạo đã khích lệ bằng cách trao quyền cho nhân viên. Trao quyền ở đây không có nghĩa cho quyền mà là có sự giám sát của cấp trên. Ngoài ra, các hình thức thưởng phạt cụ thể, minh bạch cũng động viên tinh thần nhân viên rất nhiều.

5. Đả kích tinh thần sáng tạo của nhân viên trẻ

Nhân viên trẻ tuổi thường rất khó dùng, nhưng khi đã dùng được họ thì họ sẽ có những đóng góp lớn cho công ty. Vì vậy, không thể coi thường việc dùng những người trẻ tuổi. Nhân viên trẻ thường có những linh cảm và sáng tạo táo bạo. Chính bởi họ chưa có đủ kinh nghiệm thực tế và lý lẽ nên những linh cảm hoặc sáng tạo này là khó tránh. Lãnh đạo không nên vì thế mà coi thường, áp chế hay phỉ báng, đả kích nhân viên trẻ. Nếu vậy sẽ dễ làm tổn thương lòng tự trọng của họ, từ sau, họ sẽ không có tư tưởng sáng tạo cái mới, công ty sẽ chìm đắm trong bầu không khí bảo thủ, cũ kĩ, không có phát minh, sáng tạo và không có sức sống.

Bất luận thuộc mẫu người nào thì người trẻ luôn có trong mình lòng nhiệt tình, hăng say làm việc. Nếu có điều gì thì chỉ là họ chưa biết cách phát huy bản thân hoặc không muốn phát huy bản thân mà thôi. Cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn họ phát huy năng lực làm việc. Có thể giúp những nhân viên này bằng cách trao cho họ những công việc quan trọng, cho họ những lời khuyên hoặc chê ít, khen nhiều để kích thích sự tự tin của họ…

Thu Hương


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Nguyen Ngoc Hai
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 9 2009
Số bài: 1789
Đến từ: Viet Nam

Bài gửiGửi: Tư 2 20, 2013 5:49 am    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Xin cảm ơn Tỷ ThieuNu rất nhiều; đây là một trong "muôn vàn lý do" của một con người trong cung cách lãnh đạo của một tập thể...
Nhân tiện đây - NNH xin được "trình làng" một trong những loạt bài GÓP Ý cho các nhân vật lãnh đạo của những đơn vị kinh doanh nói riêng và những con người đang ở vị thế vai trò lãnh đạo chỉ huy nói chung... (bài viết đã được Hội đồng Nghiên cứu Thị trường của Tổng Cty S.C đánh giá) dù sao đây cũng là một yếu tố then chốt và cơ bản để dẫn đến thành công trong vai trò ấy... sau đây là một trong những bài viết:

__________________________________

Một vài góp ý…
Những vấn đề tiêu điểm để trở thành một lãnh đạo giỏi…


Lãnh đạo – chỉ huy là một phương pháp và cũng là một nghệ thuật của yếu tố con người, có thể nói hiện nay vai trò quản lý và lãnh đạo với yếu tố con người có một tầm vóc rất lớn trong công việc hiện tại. Về phương diện lãnh đạo có thể nói và đề cập đến vai trò của một giám đốc, một lãnh đạo quân sự; nhưng nói về phương diện quản lý và điều hành trên lĩnh vực kinh tế thì có thể đề cập đến một Cửa hàng, một đơn vị kinh doanh vừa và nhỏ… Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một đơn vị kinh doanh cho một cửa hàng…

Trên phương diện quản lý, xin được tạm gọi là vai trò lãnh đạo của một cửa hàng trưởng từ một đơn vị kinh tế… chúng tôi muốn góp ý một vài ý kiến nhỏ, nhằm xây dựng cho hệ thống của anh chị em chúng ta ngày càng được vững bền và phát triển hơn nữa, Theo thiển ý của chúng tôi có thể nói là một “cái nhìn bao quát tổng thể” về cho vị trí vai trò của chức danh đơn vị trưởng của một cửa hàng; chúng tôi cũng đã thu thập được những “bí quyết và những nguyên tắc vàng” để tạo nên một phẩm chất của nghệ thuật lãnh đạo và chỉ huy của một con người…

Xét về phương diện thương trường kinh doanh, hình như cũng giống như một nhà chỉ huy giỏi trên mặt trận quân sự của một nhà lãnh đạo lỗi lạc và tài ba; về phương diện kinh tế cũng giống như lĩnh vực quân sự; yếu tố và phẩm chất của một con người chỉ huy có một vai trò hết sức quan trọng để hiệu quả cuối cùng là dẫn đưa và lèo lái con thuyền của đơn vị đó được “về đích” hay không – đó là một nghệ thuật; vế nghệ thuật đầu tiên, chúng tôi xin được đề cập đến “một vài phẩm chất” mà chúng tôi sưu tầm được trên www.kynang.edu.vn – những phẩm chất tiêu biểu đó là:

1. Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó.
Khi nói đến yếu tố đầu tiên này, chúng tôi xin được đề cập đến vấn đề cái Tâm của con người chúng ta, là một lĩnh vực về kinh doanh thương mại, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến yếu tố con người… nghĩa là một tập thể con người trong một đơn vị đều cùng nhau “chung sức chung lòng” để cùng nhau gánh vác và cùng nhau chiến đấu trên một mặt trận, nghĩa là ở vào vị trí nào, vai trò nào đi nữa thì chúng ta cũng cần đặt hết cái Tâm của chúng ta vào vai trò đó và hoàn thành tốt công việc của mình, một minh chứng cụ thể cho một con người chịu trách nhiệm về kho bãi chẳng hạn, thì chúng ta cần hết sức công tâm và vô tư với các mặt hàng của đơn vị mình khi nhập về và cũng như khi xuất ra, điều này phải được thể hiện từ một sự công bằng “vô vị lợi” mà tất cả những ai nằm trong vị trí này cần có được; hoặc về vai trò lãnh đạo và chỉ huy của một con người đơn vị trưởng, điều cần thiết đầu tiên là sự công tâm từ chính mình; không đa đoan, bè nhóm và thiên vị cho bất cứ một ai, vấn đề này là một yếu tố then chốt trong nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy của một đơn vị trưởng để dẫn đưa con thuyền của mình đang đi tới đạt được hiệu quả, sự minh chứng về vấn đề này tất cả được thể hiện qua công việc mà hiện tại mỗi chúng ta đã được đảm nhiệm, vai trò tổng thể mà yếu tố tâm lý khởi đầu cho công việc của mình là chúng ta có thật sự tìm hiểu về cho “những người chung quanh mình” như thế nào hay không, đó cũng là một nghệ thuật trong phương thức lãnh đạo và chỉ huy vậy…

2. Sự quan tâm tới người khác.
Trong nguyên tắc của vấn đề này, nguyên tắc đó đã có viết: Nếu bạn mong muốn có được những thành công trong kinh doanh, bạn phải thực sự quan tâm tới mọi người xung quanh và làm sao để cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn. Bạn phải học cách làm sao để khách hàng bộc lộ bản thân, khiến họ cảm thấy mình quan trọng và thấu hiểu khách hàng đủ sâu sắc để xác định bạn có thể làm gì giúp họ. về vấn đề này chúng ta đã thực sự thực hiện hay chưa, hay là chúng ta chỉ biết công việc hiện tại là thu nhập cho đủ chỉ tiêu doanh số đã đưa ra và chúng ta chỉ biết đốc thúc các nhân viên của mình với khẩu hiệu: Xung phong và cố gắng… để rồi tất cả mọi người thuộc quyền đều phải ngớ ngẫn trước một mệnh lệnh cứng ngắc mà không biết được cho mình những định lý như thế nào để tiến lên, việc quan tâm và tìm hiểu sâu sát với những nhân viên thuộc quyền của mình đó là một trong những yếu tố hàng đầu, giống như một sợi dây được thắt chặt các nhân viên lại với nhau để “tất cả cùng nhau chiến đấu”, có thể nói đây là một trong những nghệ thuật quan trọng của một vị trí đơn vị trưởng cần ắt có và đủ…

3. Niềm tin và sức mạnh.
Những người bán hàng chuyên nghiệp luôn bộc lộ một niềm tin và sức mạnh trong cách mà họ nói cũng như cách hành động của mình. Mọi cử chỉ, dáng điệu của họ thường toát lên vẻ lịch sự. Họ mặc những bộ quần áo trang nhã. Họ sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách sáng tạo. Nếu bạn không chắc chắn lắm về tính cách này, hãy thử hỏi một ai đó mà bạn tin tưởng để họ đánh giá bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích. Có thể nói đây là một “phát súng” được bắn vào điều kiện trọng tâm để cuộc chiến của chúng ta đem đến 50% sự thắng lợi này; làm bất cứ việc gì – chúng ta phải có một niềm tin là chiến thắng và thành đạt… một nhân viên bán hàng chỉ mở một nụ cười thân thiện với khách hàng khi họ đang đứng trước quày hàng của mình; điều này là một động lực thu hút khách hàng như một lực nam châm khách hàng với quày hàng của mình; một nhân viên thu ngân với một nhan sắc bình thương nhưng đầy nét duyên dáng cùng với một nụ cười thân mật để tiễn đưa khách hàng rời cửa hàng… đó là một cử chỉ “níu kéo” khách hàng sẽ hẹn ước đến lần sau, một thái độ và phong cách của một người lãnh đạo khi quan sát sự hoạt động của một cửa hàng với cái nhìn “xoi mói của khách hàng” đó cũng là một sự cảm tình thân thiện hoặc là một phán quyết không mấy tốt đẹp và cho dư luận để đánh giá cho một hoạt động của cửa hàng; ví dụ khách mua hàng đi lui đi tới để chọn lựa cho mình một vài mặt hàng thiết yếu nào đó… nhưng thái độ của người đơn vị trưởng “rất hình sự” với những nhân viên của mình… về điều này đã đập vào ánh mắt vô tình của khách hàng làm cho cái thiện cảm sẽ bị mất đi đối với họ, từ đó sự ác cảm và thân thiện của một khách hàng đối với cửa hàng sẽ không được còn tồn tại dài lâu… mà vấn đề có thể “bị ngược lại và còn bị xung khắc” nữa là khác

4. Sự cảm thông.
Về vấn đề này, chúng tôi không nói đến nguyên lý thiết yếu của bài học, mà nói đến kinh nghiệm quý báu của một yếu điểm con người và con người – của một người đơn vị trưởng với một nhân viên: Một cửa hàng nọ, một nhân viên khi hay tin gia đình mình có chuyện không may nên đã tỏ ra buồn bã và không còn tâm trí trong công việc hiện tại; người đơn vị trưởng “vô tình thấy được” sự cẩu thả và hờ hững” của nhân viên đó, trước mặt khách hàng đang mua sắm, người trưởng cửa hàng ấy đã “vô tình” buông ra những câu “trách mắng” cho dù rất nhẹ nhàng… nhưng về điều này đã làm cho tinh thần người nhân viên đó “xuống dốc trầm trọng” sau đó cô nhân viên đó đã bật khóc vừa bán hàng vừa tiếp xúc khách hàng… thử hỏi một thái độ như thế, một phong cách như thế từ một cửa hàng trưởng đối với nhân viên của mình… điều này đã mang lại một hiệu quả thực tiễn hay chưa? Vai trò của một đơn vị trưởng điều đầu tiên là không chịu tìm hiểu ngay chính nhân viên của mình là: hôm nay thái độ của nhân viên X khác hẵn với thái độ thường ngày lúc trước… từ đó mối thân tình của đơn vị trưởng và nhân viên thuộc hạ tạo nên một hố sâu xa cách, gây nên sự ác cảm sẵn có của sợi dây đoàn kết trong đơn vị mình; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự “bê trễ, tiêu cực, làm lấy lệ” của nhân viên trong một đơn vị… Chính vì thế yếu tố tâm lý học kinh doanh và quản lý doanh nghiệp đối với một cá nhân đơn vị trưởng, vấn đề này là một vấn đề rất thiết yếu…

5. Hướng trọng tâm vào các mục tiêu.
. . . . . . . . . .
6. Kiên trì và bền bỉ.
Các nhà bán hàng chuyên nghiệp luôn biết lập kế hoạch một cách hiệu quả nhất nhằm tiến từng bước vững chắc trên con đường đi đến mục tiêu đề ra. Họ dựa trên những hệ thống đã được chứng minh tính hiệu quả để hoạch định thời gian biểu và học hỏi những sách lược quản lý thời gian hữu hiệu nhất. Chính vì vậy, ngoài vấn đề điều hành và lãnh đạo chỉ huy của một người đơn vị trưởng, chúng ta cần có một ý chí và sức chiến đấu thật bền bỉ, điều cốt lõi là biết phục thiện hết cái Tâm vào trong công việc của mình. Trên mặt trận thương trường cũng là một chiến trường, cho dù là ở trong cùng một hệ thống doanh nghiệp như hiện nay, chúng ta đã có rất nhiều cửa hàng bán lẻ, mỗi cửa hàng là một “đơn vị chiến đấu” trong toàn cả một đại binh lực lượng trên thương trường để thi đua đạt hiệu quả cao và sớm nhất cùng với những đại binh khác hiện nay. Yếu tố binh pháp và tất cả mọi chiến lược đều phải được bung ra để tất cả cùng nhau chiến đấu trên thương trường xã hội; sự bền bỉ và sự tích cực là một liều thuốc bồi và một động cơ rất dũng mãnh để cho con thuyền đơn vị mình có sức vươn tới đích với những khó khăn nhất mà người đơn vị trưởng cần phải có sự tỉnh táo, thông minh và sự phán quyết hợp lý nhất….

7. Nhiệt tình ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.
Về phần này chúng tôi xin được đề cập đến những thiển ý thực tiễn trong một cửa hàng hiện nay: tại một cửa hàng nọ, khách hàng đã hai ba lần vào mua sắm một mặt hàng rất thiết yếu cho khẩu vị mình, nhưng mặt hàng ấy lại không có trong cửa hàng đó; sau khi nhân viên “thỉnh đạt” lên lãnh đạo của mình; người cửa hàng trưởng đó suy nghĩ và tìm ra “biện pháp khắc phục” là với tài khéo léo và nội trợ của người nhân viên nữ đó… từ những cây cải, trái cà… họ đã chế biến ra thành những món hợp với khẩu vị của người dân miền Trung cho khách hàng… kết quả sau đó mặt hàng tự chế biến này cũng đã làm thành một mặt hàng đại trà trong cửa hàng được “tái chế lại” những sản phẩm mà cửa hàng đã nhận về hàng ngày… sự tích cực và tính bền bỉ ở đây, cho dù là một công việc có tính tầm thường, nhưng “Thượng đế của tất cả chúng ta” đôi lúc đã có một sự đòi hỏi rất nhẹ nhàng và thực tiễn, vấn đề ở đây là một sự xử lý khéo léo của một người đơn vị trưởng, từ một ý kiến nhỏ của người nhân viên, ở đây chungf1 ta chưa nói đến vấn đề doanh số mà chỉ cần đề cập đến “sự thân thiện” của khách hàng đối với cửa hàng… từ đó nếu đi sâu hơn vào vấn đề chuyên môn thì yếu tố doanh số là một mức tầm nhìn rất gần trong tầm tay với của chúng ta…

Sự nhiệt tình và năng động trong khôn khéo xử lý, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến sự linh hoạt và năng động cuối cùng đối với một người đơn vị trưởng như thế nào, từ đó sẽ còn phát sinh ra những vấn đề khác trong một cửa hàng mà điều kiện và yếu tố của một cá nhân đơn vị trưởng nào bất cứ cần phải hội có…

8. Làm việc với quan điểm tích cực.
Hãy biết giữ vững tính tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực. Đừng cho phép sự tiêu cực lấy đi sinh lực của bạn hay cám dỗ bạn đi lệch khỏi con đường mà bạn đã lựa chọn. Đây là một trong muôn vàn yếu tố của một người đơn vị trưởng cần có để nghệ thuật chỉ huy của mình đạt đến sự thành công và gây nên nhiều thiện cảm với toàn nhân viên, chúng tôi nhận thấy vai trò của người cửa hàng trưởng đều có những lập trường, những định kiến và những đức tính rất khác nhau, cùng nhau trên cương vị là một cửa hàng trưởng, nhưng nghệ thuật và phong cách chỉ huy lãnh đạo đều rất khác hẵn… là một nhân viên đã từng phục vụ cho nhiều cửa hàng trong cùng một hệ thống lớn như hiện nay, chúng tôi nhận thấy mỗi người đều có một vẻ, một phong thái riêng, nếu tính theo nguyên tắc của bài học thì tích cực trong quan điểm của mình, tránh sự đố kỵ, ngồi lê đôi mách, giận dữ và những suy nghĩ tiêu cực…. thì đây là một trong những đức tính của con người… Người đầu tiên mà tôi được “tiếp cận” đó là người cửa hàng trưởng TVĐ, nếu nói về phong cách mà tôi đã nhận diện được trong những giờ phút đầu tiên và thời gian cùng nhau làm việc, thì vai trò nghệ thuật quản lý của “người này” đã làm cho tôi một sự kính phục và nể trọng, nếu xét về lĩnh vực kinh doanh, thì TVĐ là một con người có thể nói rằng: có năng động, sáng tạo, linh hoạt và nhất là phương pháp điều hành để rồi mang lại một hiệu quả thiết yếu cho cửa hàng; từ một kết quả doanh số thu nhập từ 30… nhưng từ khi người này vế đảm nhiệm, sau một thời gian ngắn, doanh số đã được nâng lên với con số chỉ tiêu là 50… một câu hỏi là phương pháp nào và tại sao, động cơ nào thúc đẩy cho một con thuyền kinh doanh có một tốc độ phát triển như thế, theo chúng tôi được biết: đó chính là sự đoàn kết, sự năng động và sáng tạo trong sắp xếp công việc và sự điều hành quản lý của “con người đó’; trên địa vị là một Cửa hàng trưởng, người ấy biết nhìn nhận chính mình trong công tác và nghệ thuật phương pháp điều hành công việc, cộng thêm sự tích cực của toàn nhân viên cửa hàng, “con người ấy” biết quan tâm và chia sẻ với nhân viên thuộc hạ của mình với những nguyện vọng; biết lắng nghe và nhất là biết tiếp thu ý kiến để khắc phục, biết sửa chữa và phục thiện, biết năng động và sáng tạo và nhất là đã rất sâu sát với toàn thể nhân viên của mình, cho dù là một cửa hàng ngoại vi thành phố, nhưng điều kiện cuối cùng của sự phục vụ là “doanh số đạt được” mà chúng tôi muốn đề cập là đã đạt được thực tế và một hiệu quả khả quan, cho dù so với các cửa hàng khác, không bao nhiêu, nhưng ở đây trong công việc điều hành, chúng tôi muốn nói là một “con người trẻ” nhưng đã hội đủ được nhiều yếu tố có tính hẵn nhiên để đạt được như thế…

9. Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc.
Những doanh nhân thành công luôn luôn biết quý trọng khách hàng. Họ thấu hiểu ý nghĩa của một câu thành ngữ cổ: Bạn phải bỏ tiền bạc ra để có được tiền bạc, và niềm tin tín ngưỡng đó chính là vấn đề con người. Họ đầu tư một cách khôn ngoan vào những điều đem lại sự tốt đẹp cho các khách hàng mà họ phục vụ. Đó là một nguyên tắc trong những nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo và chỉ huy, ở đây chúng tôi cũng muốn đề cập đến yếu tố con người là chính; bởi vì con người sẽ làm nên tất cả và con người cũng có thể hủy hoại đi mọi thứ; con người là một vật thể, một động lực vĩ đại nếu biết vận dụng những phương pháp và yếu tố dẫn đến thành công hay thất bại; trong mọi binh pháp của quân sự cũng như trong mọi chiến lược phát triển trên thương trường, thì yếu tố con người là chính yếu, ở đây chúng ta không thể coi trọng địa vị của một Cửa hàng trưởng, hay xem thường vai trò của một nhân viên thuộc hạ… mà như lời của đồng chí Phó Tổng Giám đốc ngành chúng ta hiện nay trong một buổi họp toàn thể nhân viên Cửa hàng để “nhận xét và đánh giá cho Cửa hàng Trưởng” vào cuối năm đã qua, đồng chí đã nói như sau: Tất cả chúng ta đều là anh em, bè bạn, ở đây không phân biệt là trên và dưới, quyền hành hay thuộc hạ… mà tất cả đều là bạn… chúng ta có thể giúp nhau và đóng góp để cùng nhau được tiến bộ với bản thân mình và cùng đưa cửa hàng cùng đi lên… Chính vì thế, từ một câu phát biểu đầy tính thân thiện như thế; cho dù trong buổi họp năm ấy, có nhiều ưu điểm, cũng có nhiều khuyết điểm đã được đưa ra… sau đó người Cửa hàng trưởng ấy cũng đã “nhìn nhận và khắc phục” để công việc sau này được tốt hơn…. Và hiện nay cửa hàng này với một doanh số đạt được vào bậc nhất nhì chỉ tiêu trong toàn hệ thống bán lẻ…

Như vậy yếu tố con người là vấn đề định đoạt tất cả mọi công việc, điều này đòi hỏi rất lớn ở một sự công tâm, khách quan và vô tư của một địa vị đơn vị trưởng như hiện nay, đây là một then chốt mũi nhọn trong bài học phát triển của một đơn vị trên thương trường, ít ai nghĩ rằng từ điểm nhấn này đó là một “nguyên tắc vàng” trong vấn đề chiến lược phát triển kinh tế hiện nay để dẫn đến sự thành đạt

10. Một sự đầu tư nghiêm túc từ trong tâm trí.
Các nhà kinh doanh chuyên nghiệp là những người học hỏi suốt đời. Tôi biết rằng bạn sẽ có được tính cách đó đơn giản chỉ bởi bạn đang đọc bài viết này. Hãy đặt ra mục tiêu trở thành người học hỏi suốt đời, và bạn sẽ không bao giờ gặp phải những khoảnh khắc ngớ ngẩn. Hơn thế nữa, bạn sẽ có được những thành công kỳ diệu trong bất cứ điều gì mà bạn đặt ra trong tâm trí là cần phải học hỏi! Đây cũng là một nguyên tắc ắt có và bền bỉ của một con người cầu tiến, ở đây chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề này bởi vì hiện nay trên thương trường, như chúng ta cũng đã biết có rất nhiều con người trong lúc ở nhiều vị trí cao thấp khác nhau… thì yếu tố học hỏi là một trong những nguyên lý thiết yếu để dẫn đưa chúng ta đến thành công….

Một Cửa hàng trưởng, nếu không biết học hỏi và tiếp thu những ý kiến đóng góp, sẽ là một con thuyền luôn đi chệch hướng và không bao giờ đi đến đích chung.

Một Cửa hàng trưởng sẽ luôn bị dè dặt và nghi kỵ nếu không biết hòa mình vào cái chung của đơn vị để cố gắng tìm hiểu và phân tích xử lý các tình huống sẽ nảy sinh

Một cửa hàng Trưởng sẽ làm cho nhân viên mình khiếp sợ và hãi hùng mỗi khi phải đối diện, nếu không biết nghệ thuật cùng nhau làm việc, xử lý và chiến đấu… trái lại hãy luôn chú trọng về nguyên tắc: Hãy làm cho người ta kính nể mình chứ đừng bao giờ làm cho người khác phải sợ hãi mình…

Một Cửa hàng trưởng nếu biết nhìn nhận sâu sát và có tính chuyên sâu vấn đề một cách chủ quan, còn hơn nhìn nhận vấn đề của người khác một cách thiển cận trực diện, thì hậu quả là một hố sâu ngăn cách nguy hại đến tình cảm và sự rạn nứt trong công việc điều hành… phải biết nhìn nhận vấn đề xa hơn giống như đang tính một bài toán phức hợp giữa các con số để cuối cùng chúng ta có một minh chứng tốt đẹp hơn… Hãy nhìn tất cả mọi vấn đề đều có chiều sâu và ý nghĩa của nó… từ đó chúng ta sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục dễ dàng hơn… Từ đó cương vị đơn vị trưởng của mình sẽ được mọi người kính nể và khâm phục hơn…
______________________________________
Nguyễn Ngọc Hải
(Một trong hàng ngàn nhân viên Cửa hàng CF….)


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email Địa chỉ AIM
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Bình Luận Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI