Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Thủ phạm thời Wireless

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Sức Khoẻ & Đời Sống Hàng Ngày
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: CN 8 31, 2014 6:29 am    Tiêu đề: Thủ phạm thời Wireless Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Thủ phạm thời wireless

Một số thiết bị di động có thể gây nên những nguy cơ không tốt cho sức khỏe. Cùng tiếp cận cách phòng vệ an toàn trong một thế giới ngày càng “không dây hóa” nhé!

Bạn đã từng nghe thông tin sức khỏe quan trọng: Các thiết bị di động có khả năng gây ung thư dù theo kết quả khảo sát của Viện Ung thư Hoa Kỳ, không phải nhà nghiên cứu độc lập nào cũng đồng tình với đánh giá trên. Các chuyên gia chỉ ra rằng những quy định về wireless để đảm bảo an toàn đối với điện thoại di động chủ yếu dựa trên các chỉ số SAR (Specific Absorption Rate – tỉ lệ hấp thụ đặc biệt) hay tỉ lệ cơ thể hấp thụ phóng xạ. Hầu hết điện thoại di động đều tuân thủ các tiêu chuẩn này, nhưng SAR chỉ giám sát những hiệu ứng nhiệt. Nói cách khác, nếu phóng xạ từ điện thoại di động không “nấu chín” não, nó vẫn được xem là an toàn.

Tuy nhiên, chứng cứ khoa học cho rằng bức xạ tần số radio phi nhiệt (RF), sóng năng lượng vô hình kết nối điện thoại với các tháp di động và nối điện cho nhiều thiết bị khác mỗi ngày, có thể tổn hại đến hệ miễn dịch và thay đổi thành phần tế bào, thậm chí ở cả những cường độ được xem là an toàn.

Vấn đề là bức xạ tần số radio phi nhiệt (RF) có thể chuyển sóng năng lượng vào cơ thể và làm gián đoạn việc thực hiện chức năng của nó. Đây là nguyên nhân cốt yếu: Có những bằng chứng vượt trội chứng tỏ RF có thể gây tổn thương ADN và là một điềm báo trước cho căn bệnh ung thư.

Nghiên cứu lớn nhất về phơi nhiễm RF từ điện thoại đi động của Interphone, có trụ sở đặt tại Mỹ, đã làm nảy sinh hàng loạt tranh cãi. Vậy điều quan trọng mà nghiên cứu của Interphone đã phát hiện là gì? Những người nói chuyện qua điện thoại chỉ 30 phút mỗi ngày trong 10 năm, nguy cơ u thần kinh đệm sẽ tăng đến 40%.
Các viện Ung thư quốc gia của nhiều nước tiên tiến và ngành công nghiệp viễn thông đều xem kết quả nghiên cứu trên như đèn xanh cho xu hướng sử dụng thiết bị không dây.

Nó thật sự là kẻ thù tiềm ẩn ngay bên cạnh chúng ta, nhất là có gần 40% người dân Việt Nam sử dụng điện thoại di động, chưa kể nhiều người dùng cùng lúc hai, ba máy và theo ước tính đến năm 2015 sẽ có 7 tỉ thuê bao di động tại Việt Nam. Đáng lo hơn là rất nhiều người có thói quen để điện thoại sát bên mình từ chỗ làm đến khi về nhà để có thể kết nối mọi lúc, mọi nơi, thậm chí còn thiếp đi bên cạnh điện thoại. “Nói cách khác đó giống như là hành vi rước họa vào thân”, theo phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Anh Nhị, chủ tịch hội Thần kinh thuộc hội Y học TP. HCM.

Nhiều quốc gia đã xem xét việc không cho trẻ em dưới sáu tuổi dùng điện thoại di động. Họ cho rằng RF thâm nhập vào não bộ trẻ nhỏ dễ hơn so với người lớn. Nước Pháp đã cấm mọi công nghệ wireless tại một số trường học và nơi công cộng.

Dù chưa ngã ngũ về kết quả đáng lo ngại đến đâu đối với sức khỏe, nhưng các tổ chức khoa học trên thế giới đều đồng tình: Cần thực hiện thêm nhiều cuộc nghiên cứu nữa. Trong khi chờ đợi kết quả cuối cùng, tốt nhất bạn nên lưu ý khi sử dụng điện thoại di động.

Nhìn lại quá trình lịch sử của loài người từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta phải sống trong cảnh bước từ môi trường phóng xạ này sang môi trường phóng xạ khác. Chúng ta tiến vào các tòa nhà văn phòng wireless và sống ở những tổ ấm wireless. Ngay cả bãi biển và công viên cũng bị wireless hóa. Chính chúng ta đã để mình phơi nhiễm bức xạ khắp nơi.
Tin tốt lành là bạn không cần vứt bỏ các thiết bị của mình. Các lời khuyên bên dưới sẽ giúp bạn an tâm kết nối và sống khỏe mạnh.

Điện thoại di động

Khi điện thoại đang mở, nó liên tục gửi và nhận tín hiệu RF từ tháp di động gần nhất để dịch vụ thông suốt. Theo nghiên cứu của viện Sức khỏe và Môi trường thuộc trường đại học Albany, Mỹ: Khi bạn càng ở xa tháp, điện thoại càng phải hoạt động vất vả hơn và phát ra RF nhiều hơn. Hoạt động này còn gia tăng khi bạn lái xe qua các vùng nông thôn. Ngoài ra, trong không gian hạn hẹp của ô-tô, toàn bộ vùng cơ trung tâm của bạn đều bị phơi nhiễm phóng xạ này.

Giải pháp an toàn hơn Tắt điện thoại khi đang lái xe cho đến khi bạn thật sự cần dùng. Bên cạnh đó, bất kể đang ở đâu, bạn nên hạn chế áp điện thoại sát vào đầu vì nghiên cứu của Interphone cho thấy chứng u thần kinh đệm xuất hiện phổ biến hơn ở những người liên tục áp đầu sát vào “dế”.

Tốt nhất, bạn giữ nó cách xa từ 15cm trở lên bằng cách cất vào ví hoặc túi xách chứ đừng cho vào trong túi quần áo. Nên dùng điện thoại bàn hoặc tai nghe chứ không phải thiết bị wireless. Nếu dùng smartphone chứa nhiều game, nhạc và phim, nhớ tắt wireless lúc đang giải trí hoặc chuyển động người. Tương tự như vậy, bạn đừng bao giờ dùng điện thoại làm đồng hồ báo thức và đặt ở đầu giường khi chưa tắt chế độ wireless.

Điện thoại không dây



Mối đe dọa wireless đang trỗi dậy rất mạnh và chúng mạnh không thua kém điện thoại di động. Chân đế điện thoại giống như một tháp di động mini, phát xạ 24/7 và có thể phát xa tới 90m. Nghi phạm đặc biệt là những chiếc máy điện thoại không dây DECT.

Một vài nghiên cứu trước đây đã phát hiện khi ngồi cạnh đế điện thoại DECT, một số người bị chứng loạn nhịp tim, tình trạng tim đập bất thường này có thể dẫn tới đột quỵ hoặc bệnh mạch vành.

Giải pháp an toàn hơn Bạn có thể thấy hơi lạc hậu, nhưng chỉ cần một chiếc điện thoại có dây nối dài, bạn vẫn tha hồ đi lòng vòng khi nghe điện thoại. Chúng tốt hơn, rẻ hơn và vẫn hoạt động khi mất điện. Mỗi lần thay một máy DECT bằng điện thoại có dây, bạn sẽ giảm đáng kể mức độ RF trong nhà.

Wifi

Có thể đường truyền Internet của quán cà phê gần nhà thường giống như của trời cho, nhưng đường truyền cần thiết để cung cấp dịch vụ này lại phát ra mức độ RF cao và xa tới 60m. Chắc chắn việc phơi nhiễm có liên quan đến những căn bệnh nghiêm trọng. “Nếu toàn bộ cơ thể bị nhiễm bức xạ từ RF của đường truyền, mối lo ngại lớn nhất là ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu”, bác sĩ Phạm Xuân Dũng, bệnh viện Ung bướu TP. HCM, cho biết. Ngoài ra, bạn cần cẩn trọng với đường truyền tại nhà và bất kỳ thẻ nhớ không dây nào thường dùng.

Giải pháp an toàn hơn

Bỏ đường truyền không dây và cắm thẳng máy tính vào modem cáp. Công nghệ này không rò rỉ RF và thường nhanh hơn cũng như an toàn hơn. Nếu không thể bỏ đường truyền không dây, bạn nên ngồi càng xa thiết bị này càng tốt và tắt nó vào ban đêm lẫn bất cứ khi nào bạn không online. Một giải pháp dễ dàng khác: Cắm đường truyền vào một ổ cắm chuyên dụng có hẹn giờ và cài đặt cho nó tự tắt mỗi tối.

Laptop

“Khi đặt laptop trên đùi, về cơ bản bạn đang để khung xương chậu tiếp xúc với bức xạ, do đó mọi dạng ung thư ảnh hưởng đến khu vực này đều đáng lo. Thực tế, những nghiên cứu trước đây từng chỉ ra nguy cơ ung thư tinh hoàn tăng cao ở những quý ông đặt các thiết bị tỏa RF gần vùng thắt lưng”, theo Tiến sĩ-Bác sĩ Phạm Xuân Dũng Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Tp. HCM .

Giải pháp an toàn hơn Tránh để laptop trên đùi, còn nếu phải đặt ở vị trí này, bạn nên lót một chiếc gối chắc chắn dày ít nhất 15cm. Cố gắng dùng máy tính bàn ở nhà và xem laptop như một thiết bị tiện dụng cho những lúc di chuyển nhiều. Một điều nữa bạn cần ghi nhớ: Laptop là một nguy cơ bức xạ RF cao khi được kết nối với Internet không dây. Vì vậy khi bạn đang xem một DVD, nghịch ngợm các tấm ảnh hoặc viết luận văn, bạn nên tắt kết nối mạng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé!

Thiết bị giám sát trẻ

Camera giám sát em bé phát nhiều RF hơn điện thoại di động và hành động đặt nó cạnh giường trẻ là vô cùng nguy hiểm. Một nghiên cứu của trường đại học Utah cho thấy bức xạ RF có thể xuyên qua gần như toàn bộ não của trẻ em, điều này không thành hình trọn vẹn cho đến gần tuổi 20. Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Anh Nhị nói: “Rõ ràng mọi nghiên cứu đều khẳng định trẻ càng nhỏ, mức tổn thương ở trẻ trước tác động của RF càng nhiều. Vì vậy, bạn nên lưu ý điều này”.

Giải pháp an toàn hơn Nên cân nhắc phương án không dùng thiết bị này. Nếu buộc phải sử dụng nó, bạn nhớ đặt xa giường của bé tối thiểu 3-4,5m.



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Toc Trang
Moderator
Moderator


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 1767

Bài gửiGửi: CN 8 31, 2014 10:29 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

Thành “đuốc sống” vì dùng điện thoại tại trạm xăng
Người đàn ông đứng trên nóc xe chở nhiên liệu, rút điện thoại từ trong người và chỉ vài giây sau, tiếng nổ kèm theo lửa bốc lên dữ dội.



Không bao giờ được dùng điện thoại ở trạm xăng là lời khuyến cáo gần như ai cũng biết. Gọi điện, nhận cuộc gọi hay nhắn tin đều bị cấm.

Theo thông tin từ video, trong trường hợp này, nhân viên trạm xăng rút điện thoại, chỉ bật lên để soi sáng bởi khu vực nơi anh làm việc bị khuất bóng. Nhưng việc làm tưởng chừng đơn giản cũng đủ gây ra hậu quả đáng tiếc. Sau tiếng nổ, lửa bùng lên, người đàn ông rơi từ nóc xe xuống đất, người bắt lửa cháy ngùn ngụt.

Theo cảnh báo, điện thoại di động có thể biến thành mồi lửa và gây ra những vụ cháy nổ không thể lường trước ở những nơi nhiều nguy cơ như trạm xăng. Nhiều người khi vào đổ xăng đã vô tình, hoặc cố tình phớt lờ các quy định an toàn khi sử dụng điện thoại di động, có thể gây ra tai nạn đáng tiếc cho chính bản thân hoặc những người xung quanh.



_________________
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Sức Khoẻ & Đời Sống Hàng Ngày Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI