Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Chuyến du lịch của Mộng Huyền
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 16, 17, 18  Trang kế
 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thế Giới Đó Đây
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:11 pm    Tiêu đề: Chuyến du lịch của Mộng Huyền Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Chị Mộng Huyền nhờ SMDN đăng những tấm hình chị viếng thăm Campuchia cho bạn Sao Mai xem.


Campuchia

Campuchia (tên chính thức: Vương quốc Campuchia, chữ Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn được gọi là Căm Bốt (theo tiếng Pháp: Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán-Việt của từ "Khmer"), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Campuchia có ngôn ngữ chính thức là tiếng Khmer, thuộc nhóm Môn-Khmer trong hệ Nam Á.




Lịch sử

Nền văn minh đầu tiên được biết tại Campuchia xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất; từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, nền văn minh Khmer đã phát triển rực rỡ ở đây.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Phù Nam (Funan) là vương quốc cổ, tồn tại từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7, thời thịnh trị có lãnh thổ rộng lớn ở phía nam bán đảo Đông Nam Á, bao gồm Campuchia, nam Việt Nam, nam Thái Lan ngày nay. Lúc này ở khu vực Bắc Campuchia và Nam Lào có một thuộc quốc là Chân Lạp (Chenla) được hình thành từ thế kỷ 5 của tộc người Môn-Khmer. Vào thế kỷ 7, Chân Lạp thoát khỏi sự lệ thuộc vào Phù Nam rồi chiếm toàn bộ lãnh thổ Phù Nam.

Triều đại cầm quyền của Chân Lạp có nguồn gốc từ nhân vật thần thoại Campu, lấy nàng Naga (con gái thần nước, biến từ rắn thành thiếu nữ). Tên gọi "Campuchia", xuất hiện vào khoảng thế kỷ 10, gắn với tên nhân vật này. Sau năm 707, Chân Lạp tách thành hai quốc gia Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp.

Sau hàng thế kỷ (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18) bị mất đất đai và dân số cho các quốc gia Thái Lan và Việt Nam thì Campuchia lại bị bảo hộ bởi Pháp trong Liên bang Đông Dương vào năm 1863. Sau sự xâm chiếm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai thì Pháp lại quay lại. Campuchia tuyên bố độc lập vào năm 1953, trở thành một vương quốc. Năm 1960, Thái tử Norodom Sihanouk lên làm Quốc trưởng chứ không làm vua sau khi vua cha mất. Ông thi hành chính sách trung lập.

Hành chính

Nước Campuchia được chia thành 24 đơn vị hành chính địa phương cấp một gồm 20 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương. Các tỉnh được chia thành các huyện và huyện đảo, còn các thành phố trực thuộc trung ương được chia thành các quận. Dưới huyện là các xã, và dưới quận là các phường. Phường và xã là cấp hành chính địa phương cuối cùng ở Campuchia. Trong một xã có thể có một hoặc nhiều hơn một làng, nhưng làng không phải là một cấp hành chính chính thức.

Địa lý

Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km², có 800 km biên giới với Thái Lan về phía bắc và phía tây, 541 km biên giới với Lào về phía đông bắc, và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía đông và đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan.

Đặc điểm địa hình nổi bật là một hồ lớn ở vùng đồng bằng được tạo nên bởi sự ngập lụt. Đó là hồ Tonle Sap (Biển Hồ), có diện tích khoảng 2.590 km² trong mùa khô tới khoảng 24.605 km² về mùa mưa. Đây là một đồng bằng đông dân, phù hợp cho cấy lúa nước, tạo thành vùng đất trung tâm Campuchia. Phần lớn (khoảng 75%) diện tích đất nước nằm ở cao độ dưới 100 mét so với mực nước biển, ngoại trừ dãy núi Cardamon (điểm cao nhất là 1.771 m), phần kéo dài theo hướng bắc-nam về phía đông của nó là dãy Voi (cao độ 500-1.000 m) và dốc đá thuộc dãy núi Dangrek (cao độ trung bình 500 m) dọc theo biên giới phía bắc với Thái Lan.

Nhiệt độ dao động trong khoảng 10-38 °C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

Campuchia cũng là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là hổ, voi và bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng.

Kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh. Trong năm 1999, năm đầu tiên có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, đã có những biến đổi trong cải cách kinh tế và tăng trưởng đạt được ở mức 5%. Mặc dù bị ngập lụt tràn lan, GDP tăng trưởng ở mức 5.0% trong năm 2000, 6.3% trong năm 2001 và 5.2% trong năm 2002. Du lịch là ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất của Campuchia, với số du khách tăng 34% trong năm 2000 và 40% trong năm 2001 trước sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ. Mặc dù đạt được những sự tăng trưởng như vậy nhưng sự phát triển dài hạn của nền kinh tế sau hàng chục năm chiến tranh vẫn là một thách thức to lớn. Dân cư thất học và thiếu các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo đói gần như chưa có các điều kiện cần thiết của cơ sở hạ tầng. Sự lo ngại về không ổn định chính trị và tệ nạn tham nhũng trong một bộ phận chính quyền làm chán nản các nhà đầu tư nước ngoài và làm chậm trễ các khoản trợ giúp quốc tế. Chính quyền đang phải giải quyết các vấn đề này với sự hỗ trợ của các tổ chức song phương và đa phương.



Thủ đô Pnom Penh buổi sáng sớm (Sưu Tầm)


Campuchia đã gia nhập tổ chức Tổ chức Thương mại Thế giới từ ngày 13 tháng 10 năm 2004.

Đầu năm 2007, nhiều nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Harvard và nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới được công bố: cho rằng Campuchia có trữ lượng có thể lên đến 2 tỉ thùng dầu và 10.000 tỉ mét khối khí đốt


Dân cư và ngôn ngữ

Campuchia là quốc gia thuần nhất về dân cư với hơn 90% dân số là người Khmer và nói tiếng Khmer, ngôn ngữ chính thức. Số còn lại là người Việt, người Hoa, người Chàm và người Thượng sống tập trung ở miền núi phía bắc và đông bắc.

Phật giáo Tiểu thừa bị Khmer Đỏ hủy diệt đã được phục hồi là tôn giáo chính thức, với khoảng 95% dân số. Phật giáo Đại thừa chủ yếu tập trung trong cộng đồng người Việt và người Hoa. Hồi giáo và đạo Bà la môn ở các cộng đồng Chăm, Thiên chúa giáo chiếm khoảng 2% dân số...

Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.

Cuộc nội chiến có ảnh hưởng mạnh đến cấu trúc dân số Campuchia. Độ tuổi trung bình là 20.6, với hơn 50% dân cư trẻ hơn 25 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 0.95, thấp nhất trong số các quốc gia tiểu khu vực sông Mê Kông[2]. Trong số người Campuchia độ tuổi hơn 65, tỷ lệ nữ/nam là 1.6:1.


Du lịch

Du lịch Campuchia: Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới và hẫp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón khách du lịch vào những năm đầu của thập niên 90 và lượng khách du lịch tăng lên qua từng năm

Những điểm du lịch hấp dẫn nhất của Vương quốc Campuchia là đền Angkor Wat và những ngôi đền thuộc quần thể Angkor thuộc tỉnh Siem Reap, cũng như các địa điểm văn hoá hẫp dẫn thuộc thủ đô Pnom Penh và những bãi biển thuộc tỉnh Sihanoukville với đầy đủ các dịch vụ cần thiết như khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí và một số dịch vụ du lịch khác.

Các điểm tham quan khác có thể phải kể đến vùng đồi núi thuộc tỉnh Rattanakiri và tỉnh Mondulkiri, những ngôi đền nằm biệt lập thuộc tỉnh Preah Viherd và Banteay Chhmar và các khu vực kinh tế quan trọng như Battambang, Kep và Kampot là những địa danh mới được khám phá gần đây.

Campuchia là vùng đất của những cái đẹp, các ngôi đền cổ kính thuộc quần thể Angkor, đền Bayon và sự sụp đổ của đế chế Khmer luôn mang dấu ấn của sự trang trọng, hùng vĩ và chiếm vị trí trung tâm trong các kỳ quan thế giới – có thể so sánh với Machu Picchu, Kim tự tháp Ai Cập hay Vạn lý trường thành. Nhưng sự hùng vĩ này lại trái ngược với Cánh đồng chết và bảo tàng tội ác diệt chủng Toul Sleng, cũng như trái ngược với những chứng tích lịch sử cận đại của Campuchia, thời gian mà lực lượng Polpot và chế độ cực đoan Khmer Đỏ cai trị cuối những năm 1970, gây nên một trong những tội ác ghê rợn và tàn bạo nhất của thế kỷ 20.

Ngày nay, người Khmer vốn chiếm 95% dân số Campuchia đã tạo ra những ấn tượng sâu đậm cho khách du lịch, họ chính là những người thân thiện và hạnh phúc nhất mà du khách từng gặp. Nụ cười người Khmer có ở khắp nơi, như trong chuyện cổ tích và truyền thống đậm đà bản sắc riêng của dân tộc này. Campuchia vì vậy thật sự là vùng đất của sự tương phản: giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những bản hùng ca và những bi kịch, giữa sự quặn đau tuyệt vọng và nguồn cảm hứng tương lai. Dường như đó là một đặc điểm vô song của đất nước Campuchia. Điều đó thúc đẩy bất cứ du khách nào cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này.




( Hình Sưu Tầm )


Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:12 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:12 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:13 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:14 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:14 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:15 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:15 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:16 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:17 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:17 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:18 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:19 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này



Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:19 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này






Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
smdn
Site Admin
Site Admin


Ngày tham gia: 03 6 2008
Số bài: 869

Bài gửiGửi: CN 6 12, 2011 1:30 pm    Tiêu đề: Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này


Viện Bảo Tàng Chàm ở Đà Nẵng

Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Cổ Viện Chàm) là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.



(Hình Sưu Tầm)

Lịch sử

Tòa nhà nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ (Ecole Française d'Extrême Orient) cho khởi xây năm 1915-6 do hai kiến trúc sư Delaval và Auclair thực hiện. Vào thập niên 1930 tòa nhà được khuếch trươnng để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu.[1]

Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19.[2]

Vào thập niên 1950 và 1960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc nguyên thủy.

Đặc điểm

Tọa lạc tại ngã gần ngã ba 2 tuyến phố đẹp nhất thành phố Đà Nẵng, Cổ Viện Chàm, tọa lạc tại ở góc giao nhau của đường Trưng Nữ Vương và Bạch Đằng. Bảo tàng được chính thức khởi công xây dựng tháng 7 năm 1915. Năm 1936, công việc xây dựng hoàn thành. Năm 2002, bảo tàng được cải tạo và mở rộng thêm. Hiện nay, bảo tàng có tổng diện tích là 6.673 m², trong đó phần diện tích trưng bày là 2.000 m².

Bảo tàng có kiến trúc Gothique, hài hòa với không gian xung quanh, là một điểm tham quan cho du khách khi đến thăm Đà Nẵng. Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan cả bảy ngày trong tuần. Bảo tàng này là nơi không thể thiếu trong danh mục những địa chỉ tham quan của các du khách khi về với Đà Nẵng. Tọa lạc tại số 2, đường 2/9, quận Hải Châu, Đà Nẵng, nằm ngay ngã ba giao lộ Trưng Nữ Vương, Bạch Đằng và 2/9, đối diện với Trung tâm truyền hình Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng.

Gần đây có một dự án cầu gây tranh cãi vì nếu được xây dựng thì Bảo tàng Chăm sẽ nằm dưới gầm cây cầu này.

Hiện vật trưng bày

Tổng số hiện vật nghệ thuật trưng bày tại bảo tàng lên tới khoảng 500 và được phân theo các gian tương ứng với các khu vực địa lý nơi chúng được phát hiện gồm phòng Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫn và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định.






Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn Gửi email
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Thế Giới Đó Đây Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Chuyển đến trang 1, 2, 3 ... 16, 17, 18  Trang kế
Trang 1 trong tổng số 18 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI