Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng
Đăng Nhập Đăng ký Trợ giúp Thành viên Tìm kiếm Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng

Giáng Sinh Trên Thế Giới

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn Hoá - Khoa Học & Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Tác giả Thông điệp
Gio
HS SaoMai


Ngày tham gia: 10 6 2008
Số bài: 326

Bài gửiGửi: Năm 12 20, 2012 4:11 pm    Tiêu đề: Giáng Sinh Trên Thế Giới Trả lời với trích dẫn nội dung bài viết này

GIÁNG SINH TRÊN THẾ GIỚI

Được mừng đón bởi trên hai tỉ tín đồ Thiên Chúa giáo trên khắp thế giới, Giáng sinh tượng trưng cho sự ra đời của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chẳng ai biết chính xác ngày giờ của sự kiện đó và lễ mừng này bắt nguồn từ các tục lệ cổ xưa hơn.

Ngày giờ Chúa Giêsu ra đời không hề được ghi chép trong sách Tân Ước. Ngược lại, ngay từ thế kỷ thứ 2 Cơ Đốc giáo đã mừng ngày Chúa ra đời và sự thể hiện thiên mệnh của Người vào ngày 06-1. Ngày này tại phương Đông trùng với dịp lễ mừng thần Mặt trời Hélios. Như vậy Giáo hội đã mừng sinh nhật Chúa Giêsu cùng lúc với cuộc lễ ngoại đạo đó, nhưng sau đó đã thêm vào việc ca ngợi các phép lạ của Chúa. Lễ hội này được tổ chức rất trang trọng tại Palestine, sau đó Giáo hội La Mã đã theo truyền thống này.

Thế nhưng đến thế kỷ thứ 4, dưới thời Hoàng đế Constantin, ngài chính thức chọn ngày 25-12, mà tại Roma lại tương ứng với ngày lễ thờ thần Mặt trời Mithra, và trước đó là lễ mừng Saturne, vị thần gieo hạt và thu hoạch. Dịp lễ này diễn ra từ ngày 17 đến 24-12 cùng với nhiều cuộc vui và lễ tế thần.

Đến thời Trung Cổ, đại đế Constantin nằm mơ thấy thập giá của Chúa Giêsu và cho vẽ hình đó trên các tấm khiên của binh sĩ. Nhờ đó ngài đã chiến thắng được quân của đại đế Maxence vào năm 312. Ngài công bố đạo Thiên Chúa như là quốc giáo và chọn Constantinople làm thủ đô. Dưới triều đại của ngài rất nhiều thánh đường đầu tiên đã được xây dựng.

Rất nhanh chóng sau đó, Thiên Chúa giáo đã đề ra một thời kỳ ưu tiên quanh ngày 25-12, từ Giáng sinh đến ngày lễ Ba Vua 06-1, đây là kết quả của sự chênh lệch 12 ngày giữa dương lịch và âm lịch. Dịp này là cơ hội cho rất nhiều cuộc lễ nhộn nhịp.

Dấu hiệu đặc biệt của Giáng sinh là cây thông trang hoàng, đó là một tục lệ Thiên Chúa giáo kết hợp 2 biểu tượng tôn giáo : ánh sáng và sự sống. Cần phải đi ngược về thời Trung Cổ để tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Từ thế kỷ 17 cây thông được trang hoàng bằng những quả táo hiện diện trong mỗi gia đình như tượng trưng cho Giáng sinh. Cành lá luôn tươi xanh của nó càng làm đậm nét thêm cho biểu trưng cây Đời sống. Phong tục này được tìm thấy trong nhiều nền văn minh. Trong các dịp lễ mừng thần Saturne của La Mã, người ta trang trí nhà cửa bằng những cành cây nhựa ruồi, dây leo và thông. Tại Bắc Âu người ta trồng một cây thông ngay trước cửa nhà. Phong tục cây thông Giáng sinh thật ra xuất hiện từ thế kỷ 15 tại vùng Alsace (Pháp). Những cây thông đầu tiên được trang trí bằng táo đỏ, hoa và ruban. Đến thế kỷ 17 tại Đức xuất hiện đèn nến và các loại ánh sáng khác. Sau đó cây thông đã tràn lan ra khắp châu Âu. Cây Giáng sinh đầu tiên của Paris được dựng lên vào năm 1837 tại điện Tuileries bởi quận chúa Hélène de Mecklembourg. Đến năm 1912 thành phố Boston của Mỹ đưa cây thông từ trong nhà ra ngoài quảng trường.

Người ta gán cho thánh François d’Assise là người đã làm ra hang đá Giáng sinh đầu tiên vào năm 1223 tại Greccio (Ý), trong một hangg đá mà ông đưa vào 1 con bò và 1 con lừa thật. Hang đá phát triển tại Ý rồi đến Pháp. Mỗi vùng có tục lệ riêng để tạo ra các nhân vật, đôi khi có kích thước như người thật, bằng đất nung, gỗ, ruột bánh mì hay đất sét.

Ở Naples truyền thống này đã lớn mạnh từ thế kỷ 18. Góp vào cảnh Chúa ra đời còn có thêm các cảnh quán trọ, chợ búa và phế tích đền đài. Những nhân vật có khung sườn bằng sắt có thể cử động được. Tại Hungary thanh niên mang hang đá từ nhà này sang nhà khác.

Một tục lệ cổ khác vẫn còn thịnh hành là khúc gỗ mà người ta bỏ vào lò sưởi trong đêm Giáng sinh và phải cháy riu riu không ngừng cho đến ngày đầu năm. Tục lệ này có lẽ bắt nguồn từ thời xứ Gaule, lúc mà người ta đốt lửa trên những ngọn đồi vào lúc đông chí. Khúc gỗ Giáng sinh có các tính chất đặc biệt. Kích thước và độ cứng của gỗ khiến nó cháy lâu. Đó thường là loại gỗ của cây ăn trái với ý tưởng là nó sẽ đảm bảo cho sự trù phú của các cây khác trong suốt năm. Tro của nó để trên vựa lúa sẽ xua đuổi chuột bọ, người ta giữ lại mẩu cháy dở của nó để nhóm lại lúc trời giông bão vì nó sẽ giúp tránh được sấm sét. Hiện nay dù không còn mẩu gỗ cháy trong lò sưởi vào đêm Giáng sinh nhưng nó lại hiện diện trên bàn ăn dưới dạng bánh ngọt sôcôla, kem và hạt dẻ.

Trong thời gian 12 ngày đó là những cuộc lạc quyên và trình diễn ca nhạc. Thường thì đó là các trẻ em đi từ nhà này đến nhà khác. Những tặng vật mà chúng nhận được (tiền xu, táo, quà nho nhỏ) được gọi là quà lễ. Ngày xưa việc quyên góp này được cho phép đối với người nghèo khổ và kẻ hành khất trong đêm Giáng sinh. Một loại quyên góp khác là theo hội đoàn hay nghề nghiệp của những người gánh nước, làm than, thợ rèn hay thợ xay lúa, giờ đây được thay thế bởi nhân viên phát thư, cứu hỏa, thợ hốt rác…

Các thổ dân Pueblo ở Bắc Mỹ vẫn duy trì tục lệ truyền thống từ thế kỷ 16. Dịp Giáng sinh là để người ta nhảy múa theo phong tục trong nhà thờ sau buổi thánh lễ nửa đêm. Có 3 kỵ sĩ dẫn đầu, họ giả trang thành Santiago (thánh Jacques) và Poshaiyani (có lẽ là Montezuma). Sau họ là những người hóa trang thành thú vật : bò rừng, nai, hoẳng hay linh dương.

Tại Haiti việc mừng Giáng sinh bởi các tín đồ Voodoo là một sự pha trộn những lời kinh Công giáo với các nghi thức vô thần. Trong đêm Giáng sinh người ta chuẩn bị một loại nước tắm linh thiêng làm bằng đủ loại cây cỏ khô và được tán nhỏ trong một cái cối lớn trộn thêm máu gà. Khi đã lấy hết thứ bột đó ra, vị chủ tế đổ rượu đế vào rồi châm lửa. Mọi người vốc “nước lửa” đó trát lên mặt và cánh tay, một sự tắm lửa đích thực. Sau đó vị cai quản nghĩa địa sẽ đến từng người và biến một số thành kẻ lên đồng hay giả chết. Những nghi lễ này nhằm tạo may mắn và xua đuổi tà ma.

Ở Philippine người dân mừng lễ với sự huy hoàng đặc biệt. Đó là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Lễ bắt đầu 9 ngày trước Giáng sinh và kết thúc vào dịp lễ Ba Vua. Khắp nơi đều treo đèn kết hoa ở cửa và cửa sổ; đèn lồng bằng tre, hoa giấy kim tuyến và giấy màu. Thánh lễ Gà (Misa di Gallo) kéo dài 9 ngày cho đến tận Giáng sinh. Trong thời gian này học sinh đến từng nhà ca hát để quyên góp.

Tại miền Trung Âu, Moldavia, 12 ngày lễ hội cuồng nhiệt sẽ bắt đầu từ sáng 25-12. Những đám rước mà gấu và dê giữ vị trí quan trọng. Mỗi nhà đều mong đợi sự thăm viếng của gấu (do người giả trang) để nó nhảy múa trừ ô uế. Theo sau là một loạt các nhân vật kỳ lạ đeo đủ thứ mặt nạ. Bên cạnh đó, con dê là biểu tượng của sự trù phú. Khắp vùng Trung Âu nó dẫn đầu các đám rước để ban phát hạnh phúc và sức khỏe cho mọi người, báo trước mùa thu hoạch đồi dào.

Về tên gọi ngày lễ Giáng sinh, tiếng Latinh chỉ sự giáng sinh của Chúa bằng câu “Natalis Domini”, từ đó đã cho ra các từ “Noel, Noué, Noié” ở miền bắc nước Pháp, “Natale” theo tiếng Ý, “Navidad” ở Tây Ban Nha, “Natal” theo Bồ Đào Nha. Tại các xứ Bắc Âu, Giáng sinh được gọi là “Yul” hay “Jul” theo tên của thần Mặt trời. Tại Đức đêm thiêng liêng đó có tên là “Weihnacht”, còn ở Nga là “Rojdestvo”.

( ST )



_________________
Phận làm trai gõ phím bình thiên hạ.
Chí anh hùng click chuột định giang sơn.
Về Đầu Trang
Xem lý lịch thành viên Gửi tin nhắn
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    Trường Trung Học Sao Mai Đà Nẵng » Văn Hoá - Khoa Học & Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ EST (U.S./Canada)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn


Powered by SaoMaiDaNang © Nho'm SaoMai DaNang
Designed for SaoMaiDanang - Nam cuoi cung cua truong SAO MAI